5 nguyên tắc cơ bản sử dụng thuốc kháng sinh an toàn
Logo

5 nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn

Lượt xem: 1.988 Ngày đăng: 15/05/2019

Rate this post
5 nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn

Thuốc kháng sinh là bước ngoặt lớn trong lịch sử y học nhân loại, giúp cứu sống hàng triệu người mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kháng kháng sinh đang gia tăng mức độ nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của cộng đồng. Đáng chú ý, sử dụng kháng sinh tại nước ta đã tăng vọt trong giai đoạn 2009-2015 với mức tăng gần gấp 3 so với giai đoạn 2005-2009, đưa Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. “Chấm dứt lạm dụng kháng sinh – Chung tay hành động ngay hôm nay” với 5 nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh dưới đây

1. Dùng kháng sinh không đúng thuốc làm giảm hiệu quả của thuốc

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước rất nhỏ, bao gồm cả vi khuẩn, virus và nấm. Ví dụ: Virus cúm thường gây ra ho và cảm lạnh, vi khuẩn phế cầu có thể gây viêm phổi, nấm sợi có có thể gây nhiễm trùng da. Ngoài ra, các vi sinh vật khác nhau có thể là nguyên nhân của cùng một loại bệnh. Chẳng hạn như: viêm họng có thể do cả vi khuẩn hoặc virus gây ra.. Tuy nhiên, chỉ có các bệnh gây ra bởi vi khuẩn thì kháng sinh mới có hiệu quả. Kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác.

Dùng kháng sinh đúng cách, vi khuẩn có thể học cách chống lại kháng sinh, làm cho kháng sinh không còn tác dụng.

2. Kháng sinh không giúp điều trị các bệnh do virus như cúm, cảm lạnh

Các bệnh cảm lạnh, cúm; hầu hết các trường hợp viêm họng, viêm phế quản (85-95 %) là do virus gây ra. Kháng sinh không có tác dụng điều trị với các trường hợp này.

Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh do vi khuẩn, chiếm 20-30 % các ca viêm họng ở trẻ em và 5-15% các ca viêm họng ở người lớn. Bệnh này cần được điều trị bằng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn hiệu quả và không gây kháng kháng sinh.

3. Dùng kháng sinh đúng để đảm bảo hiệu quả của thuốc: Đúng kháng sinh; Đúng liều dùng; Đúng đường dùng; Đúng thời gian

Kháng sinh ngày nay đã trở thành một loại thuốc được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh gây ra hiện tượng kháng thuốc cùng nhiều tác hại khác như: không hiệu quả, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại và có thể lây truyền sang người khác.

4. Không chia sẻ thuốc kháng sinh với người thân hoặc bạn bè

  • Không để dành kháng sinh cho lần ốm sau của bạn.
  • Dùng đúng loại kháng sinh mà bác sĩ kê cho bạn. Không bỏ sót liều. Thực hiện đủ liệu trình đã được kê đơn dù cho bạn cảm thấy đã khỏe hơn. Nếu kết thúc điều trị sớm quá, một số vi khuẩn có thể sống sót và lại gây bệnh.
  • Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác. Kháng sinh này có thể không phù hợp với bệnh của bạn. Dùng sai thuốc có thể làm chậm trễ việc điều trị đúng và làm cho vi Nếu bác sĩ của bạn xác định rằng bạn không mắc bệnh nhiễm khuẩn, hãy hỏi cách làm giảm nhẹ các triệu chứng và đừng yêu cầu bác sĩ phải kê đơn kháng sinh cho bạn.

5. Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một loại bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Nếu không được điều trị cẩn thận, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như viêm thận hoặc thấp tim. Điều trị bằng kháng sinh sẽ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng trên. Đồng thời giúp hạn chế lây bệnh cho những người xung quanh.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị, cần phải dùng kháng sinh đủ liều và đủ thời gian như đơn kê của bác sĩ. Ngừng kháng sinh sớm hoặc không đủ liều có thể gây ra đề kháng kháng sinh, bệnh dễ tái phát lại và nghiêm trọng hơn so với ban đầu.

Hãy luôn ghi nhớ: dùng kháng sinh đúng loại, đúng liều lượng, không bỏ sót liều và dùng đủ thời gian như đơn kê của bác sĩ, kể cả khi bạn đã thấy khỏe hơn. Bỏ dở liệu trình điều trị là cơ hội cho vi khuẩn sống sót trở lại, tiếp tục nhân lên và đề kháng lại kháng sinh.

Hãy cùng tăng cường hiểu biết, tích cực lan tỏa kiến thức về sử dụng kháng sinh hợp lý

(Vinmec)

 

DMCA.com Protection Status