Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội
Logo

16 cây thuốc, bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả

Lượt xem: 254 Ngày đăng: 28/05/2023

Rate this post

Dùng thuốc Đông y để chữa bệnh trĩ là một trong những lựa chọn mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt và an toàn. Để giúp bạn chữa bệnh này bằng thuốc Đông y. Dưới đây là những cây thuốc nam chữa bệnh trĩ tại nhà đem lại hiệu quả cho người bệnh có thể tham khảo:

Bài 1. Chữa bệnh trĩ bằng rau Diếp cá (Ngư tinh thảo).

 

Cây rau diếp cá có công dụng rất tốt trong điều trị bệnh trĩ

Diếp cá từ xa xưa đã được biết đến với công dụng tốt trong điều trị bệnh trĩ với tính làm mát và dịu cho vùng hậu môn. Các bạn có thể áp dụng 2 cách sau đây:

  • Ăn sống rau Diếp cá

Phương pháp này là một trong những biện pháp đơn giản nhất và rất dễ thực hiện. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một ít lá rau diếp cá vừa ăn. Sau đó đem rửa sạch và ngâm vào nước muối loãng rồi rửa lại với nước. Người bệnh có thể sử dụng lá diếp cá đề ăn trực tiếp hoặc làm nộm. Tuy nhiên khi lựa chọn lá diếp cá nên chọn loại rau sạch, rửa kỹ với nước để giúp loại bỏ các vi khuẩn tồn tại.

  • Dùng trà rau Diếp cá

Ngoài cách sử dụng rau diếp cá để ăn sống, người bệnh có thể sử dụng trà từ rau diếp cá để uống mỗi ngày. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng thì lá diếp cá mang lại tác dụng cực tốt đối với những người mắc bệnh trĩ. Trong lá diếp cá có chứa nguồn protein rất dồi dào. Để thực hiện biện pháp này, các bạn có thể áp dụng như sau:

  • Bước đầu tiên, các bạn cần chuẩn bị một lượng vừa đủ rau diếp cá an toàn, sau đó mang rửa thật sạch và phơi khô.
  • Bước thứ hai, đem số lá diếp cá đã rửa sạch, phơi khô xay thật nhuyễn và giã đến khi thành lượng bột mịn.
  • Bước thứ ba, bạn đem lượng bột lá diếp cá đã rửa xay nhuyễn thành bột cho vào hũ thủy tinh sạch để bảo quản.

Mỗi lần sử dụng, người bệnh lấy từ 2-4g bột diếp cá hòa với nước nóng để uống hàng ngày.

Bài 2. Chữa bệnh trĩ bằng lá Trầu không (Phù lâu)

Lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, chống viêm làm giảm đau rát cho người bị bệnh trĩ

Lá trầu không luôn được biết đến với công dụng sát khuẩn, chống viêm vì vậy rất tốt đối với búi trĩ đồng thời cũng mang tác dụng làm giảm cảm giác đau rát và khó chịu ở người mắc bệnh trĩ. Lá trầu không thường được sử dụng theo cách xông hơi và mang lại hiệu quả tốt với những người mắc bệnh này.

Để thực hiện chữa trĩ bằng lá trầu không các bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 20-25 lá trầu không. Sau đó, các bạn tiến hành thực hiện đem số lá trầu này đun với 1 lít nước và 1 thìa muối tinh. Khi nồi sôi, bạn vặn nhỏ lửa và đun trong khoảng 10 phút. Cuối cùng tiến hành xông hơi vùng hậu môn của mình.

Một tuần bạn có thể áp dụng 2 lần để mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu bớt ngứa ngáy cho vùng hậu môn.

Bài 3. Cây cỏ mực (Nhọ nồi, Hàn liên thảo) chữa bệnh trĩ

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong cây cỏ mực có chứa các hoạt chất mang lại tác dụng tốt với những người bị bệnh trĩ. Cụ thể như các hoạt chất saponin, tanin, vitamin A,K,E… mang lại khả năng kháng viêm, tiêu sưng búi trĩ giúp vững chắc thành tĩnh mạch và cầm máu tốt.

Để chữa bệnh trĩ bằng cây cỏ mực, các bạn áp dụng như sau:

Chuẩn bị: 200 g cây cỏ mực và 20ml rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế sạch sẽ cây cỏ mực sau đó đem giã nát cho đến khi ra nước thì ngưng
  • Bước 2: cho rượu trắng vào đun nóng, tiếp đến cho cỏ mực đã giã nát vào trộn đều rồi đun cho đến khi hỗn hợp sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp.
  • Bước 3: Đem chắt lấy phần nước để uống còn phần bã sử dụng đắp lên búi trĩ sẽ nhận thấy hiệu quả sau 1-2 tuần sử dụng.

Bài 4. Cây Cúc tần chữa bệnh trĩ.

Cúc tần chữa bệnh trĩ được nhiều người sử dụng bởi có chi phí thấp lại an toàn và đem lại hiệu quả giúp bệnh nhân phục hồi tốt. Dưới đây là cách chữa bệnh trĩ hiệu quả từ cây cúc tần mà người bệnh có thể tham khảo.

Chữa bệnh trĩ bằng cây cúc tần được nhiều người áp dụng bởi tính hiệu quả của nó mang lại.

Bài thuốc đặc trị trĩ với cúc tần, bài thuốc này rất phổ biến hiện nay bởi tác dụng của nó mang lại được nhiều người chứng minh. Với khả năng sát trùng tiêu ứ, giảm đau và kích thích tiêu hóa lá cúc tần giúp người mắc bệnh trĩ cảm thấy thoải mái hơn sau khi sử dụng. Để thực hiện bài thuốc này người bệnh có thể áp dụng theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Người bệnh cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như sau: lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu, mỗi loại khoảng 100g cùng với vài lát nghệ tươi.
  • Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, các bạn hãy đem các nguyên liệu này đi rửa thật sạch và đun sôi lên với nước.
  • Bước 3: Khi đun nước sôi đặc thì các bạn đổ ra chậu sau đó sử dụng để xông hậu môn khoảng 15 phút. Đến khi nước nguội người bệnh có thể sử dụng nước này để ngâm hoặc rửa sạch hậu môn.

Với biện pháp này, các bạn có thể thực hiện từ 2-3 lần/tuần để cải thiện tình trạng bệnh trĩ của mình. Tuy nhiên trước khi tiến hành xông hậu môn nên rửa sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm.

Bài 5. Chữa bệnh trĩ bằng dầu Dừa.

Dầu dừa được biết đến với công dụng làm đẹp vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, dầu dừa cũng được chứng minh mang lại tác dụng tốt giúp phòng ngừa viêm búi trĩ, ức chế búi trĩ ở giai đoạn nhẹ và giúp búi trĩ teo nhỏ.

 

Để chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa các bạn thực hiện như sau:

  • Trước tiên các bạn cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối pha loãng và lau khô. Sau đó sử dụng miếng bông gòn sạch đắp trực tiếp vào búi trĩ và cố định bằng một miếng băng gạc.
  • Đắp khoảng 40 phút rồi tháo ra và rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm. Khi đắp nên nằm sấp và đặt một chiếc gối mỏng đệm vào phần mông.

Bài 6. Cây Lược vàng chữa bệnh trĩ.

Cây lược vàng có tác dụng làm mát, giải độc, tiêu viêm rất tốt cho người bị bệnh trĩ

Cây lược vàng là cây thuốc Nam mang lại tác dụng làm mát, giải độc, tiêu viêm rất tốt. Vì vậy thường được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ. Trong cây lược vàng có chứa các thành phần như Liquid, vitamin pp, nhóm acid béo… vì vậy mang khả năng làm giảm sưng phù nề, giảm cảm giác ngứa rát, khó chịu do bệnh trĩ gây ra…

Để chữa bệnh trĩ bằng cây Lược vàng, các bạn thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 lá cây lược vàng, 1 thìa muối tinh
  • Sau đó rửa sạch lá cây rối thái thành từng miếng nhỏ và đem giã nát với muối đã chuẩn bị.
  • Sử dụng hỗn hợp sau khi giã đắp lên vùng hậu môn và cố định bằng băng gạc trong khoảng 40 phút.
  • Nên thực hiện vào buổi tối. Sau khi tháo ra cần rửa sạch hậu môn bằng nước ấm.

Kiên trì thực hiện biện pháp này khoảng 1-2 tuần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh trĩ giảm hẳn.

Bài 7. Chữa bệnh trĩ bằng lá Mơ tam thể.(Mơ lông)

Theo các nhà nghiên cứu, trong lá mơ có các hoạt chất giống như các kháng sinh tự nhiên giúp phòng ngừa viêm nhiễm, kháng khuẩn vết thương mạnh. Chính vì vậy sử dụng lá mơ được xem là biện pháp tốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

 

Cách thực hiện như sau:

  • Các bạn chuẩn bị 150g lá mơ tươi và 1 thìa muối.
  • Sau đó các bạn đem rửa sạch và ngâm lá mơ với nước muối loãng khoảng 20 phút và để ráo nước.
  • Tiếp đến, cho lá mơ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 200ml nước sạch.
  • Cuối cùng sử dụng nước lá mơ sau khi say để uống trực tiếp.

Uống trong vòng 1 tuần, mỗi ngày 1 cốc tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

Bài 8. Chữa bệnh trĩ bằng lá Bỏng.

Lá bỏng có tác dụng giảm đau, ngừa sưng tấy rất phù hợp để chữa bệnh trĩ

Theo các chuyên gia y tế, trong lá bỏng có chứa nhiều hoạt chất tốt như phenolic, glycosid… rất tốt khi sử dụng cho người mắc bệnh trĩ. Bởi các hoạt chất này mang tác dụng giảm đau, ngăn ngừa sưng tấy rất phù hợp trong điều trị bệnh trĩ.

 

Để chữa bệnh trĩ từ cây lá Bỏng, người bệnh chỉ cần:

  • Chuẩn bị 50g lá bỏng, 50g rau sam. Sau đó đem sơ chế sạch.
  • Tiếp đến cho 2 loại lá này vào máy xay sinh tố say nhuyễn và lọc lấy phần nước cốt.
  • Sử dụng nước này uống sẽ cải thiện bệnh trĩ hiệu quả.

Bài 9. Cây Thầu dầu tía (Đu đủ tía) chữa bệnh trĩ.

Cây thầu dầu tía thảo dược trị bệnh trĩ rất hiệu quả được nhiều người áp dụng

Cây thầu dầu tía hay cây đu đủ tía là loài cây thuộc họ thầu dầu. Cây không quá cao, chiều cao trung bình thường từ 4-5m, lá và thân cây đều có màu đỏ tía. Hầu hết các bộ phận của cây này đều cho tác dụng chữa bệnh hiệu quả, nhất là trong điều trị bệnh trĩ. Các bạn có thể áp dụng theo một số cách sau đây:

Bài thuốc ngâm rửa hậu môn bằng lá Thầu dầu

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 nắm lá thầu dầu tươi.

Cách thực hiện cụ thể:

  • Dầu tiên, sơ chế lá thầu dầu bằng cách đem đi rửa thật sạch với nước. Sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun sôi với nước. Chú ý, cần đun trên lửa nhỏ từ 7 – 10 phút để thành phần hoạt chất có trong thầu dầu có thể tiết ra hết và hoà tan vào nước.
  • Sau đó, tiến hành đổ nước lá thầu dầu tía sau khi đun ra chậu đợi cho bớt nóng. Đem nước này để ngâm rửa và vệ sinh hậu môn là được.

Bệnh nhân áp dụng bài thuốc này thường xuyên để thấy ngay các triệu chứng và dấu hiệu bệnh thuyên giảm rõ rệt, Chắc chắn rằng bạn sẽ không cảm thấy đau đớn, khó chịu nhiều như trước khi sử dụng.

Điều chế lá Thầu dầu thành thuốc đắp

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Khoảng chừng 3-5 lá thầu dầu tía.

Cách thực hiện cụ thể:

  • Tương tự như bài thuốc trên, sử dụng bài thuốc này việc đầu tiên cần làm cũng là rửa sạch lá thầu dầu tía, đem ngâm với nước muối loãng để khử khuẩn. Sau đó, vớt lá thầu dầu ra, để ráo nước.
  • Tiếp đó, giã nhuyễn lá thầu dầu. Tiến hành vệ sinh hậu môn bằng nước muối loãng và với nước ấm để vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Sử dụng lá thầu dầu đã giã trực tiếp đắp lên các búi trĩ.

Chú ý: Để bài thuốc này đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau thì tháo thuốc ra và rửa sạch sẽ lại bằng nước ấm là được. Với cách này, bệnh nhân cũng nên kiên trì áp dụng mới có thể thấy hiệu quả tốt.

Bài 10. Chữa bệnh trĩ bằng lá Ngái (Sung dại).

Lá ngái cây thuốc chữa bệnh trĩ giúp kháng khuẩn, giảm sưng và đau rát hậu môn cũng rất hiệu quả

Lá ngái là một cây thuốc dân gian giúp kháng khuẩn, giảm sưng búi trĩ và làm giảm đau rát hậu môn hiệu quả. Ngoài ra, lá ngái còn làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu.

Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị 200g lá ngái và 1 thìa muối tinh
  • Sau đó rửa sạch lá ngái và cho vào nồi đun cùng 3 lít nước và 1 thìa muối tinh cho đến khi sôi thì bắc ra và xông hơi hậu môn.
  • Xông đến khi nước còn ấm thì đem phần nước rửa sạch vùng hậu môn.

Thực hiện biện pháp này khoảng 7 ngày liên tục sẽ giảm tình trạng đau rát, ngứa ngáy búi trĩ.

Bài 11. Chữa bệnh trĩ bằng lá Vông nem (Hải đồng, Thích đồng).

Lá vông giúp cầm máu, chống viêm nhiễm cho người bị bệnh trĩ

Lá vông là lá cây trong dân gian thường được sử dụng làm thuốc bởi có chứa tinh chất tự nhiên mang lại hiệu quả trong việc điều trị một số loại bệnh. Theo Đông Y, lá vông mang tính bình với vị đắng chát mang lại khả năng ức chế hệ thẩn kinh trung ương. Vì vậy, các thầy thuốc thường sử dụng lá vông trong các bài thuốc giúp an thần, đẩy lùi phong thấp, sát trùng, hạ nhiệt cho cơ thể. Bên cạnh đó, lá vông còn mang lại hiệu quả đặc biệt giúp cầm máu, chống viêm nhiễm trong bệnh trĩ.

Đắp lá Vông để chữa bệnh trĩ.

Biện pháp đắp lá vông lên hậu môn để chữa bệnh trĩ là biện pháp thực hiện vô cùng đơn giản và được nhiều người áp dụng. Người bệnh có thể thực hiện biện pháp này như dưới đây:

  • Bước 1: Sử dụng 1 nắm lá vông tươi đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Sau đó, người bệnh cần vệ sinh hậu môn bằng nước ấm hoặc muối tinh rồi dùng khăn bông mềm lau khô để tránh viêm nhiễm.
  • Bước 3: Cuối cùng dùng lá vông hơ nóng trên ngọn lửa nhỏ rồi đắp lên búi trĩ.

Biện pháp này nên được người bệnh thực hiện 2 lần/ngày để giúp hậu môn bớt đau rát và khó chịu.

Sử dụng lá Vông và lá Thầu dầu để chữa bệnh trĩ.

Bên cạnh lá vông, lá thầu dầu tía cũng được biết đến công dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng bệnh trĩ. Vì vậy, việc kết hợp sử dụng hai loại lá này sẽ góp phần tăng hiệu quả trị bệnh một cách đáng kể. Các bạn có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị  lá vông và lá thầu dầu tía mỗi loại 3 lá và một chiếc khăn xô sạch.
  • Bước 2: Sau đó đem rửa sạch, để ráo và giã nhuyễn.
  • Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm hoặc muối tinh rồi dùng khăn bông mềm lau khô để tránh viêm nhiễm.
  • Bước 4: Sử dụng hỗn hợp 2 loại lá này cho vào khăn xô và đắp lên búi trĩ khoảng 15 phút sau đó rửa lại với nước.

Áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông và lá thầu dầu tía mỗi ngày sẽ giúp giảm nhanh tình trạng viêm sưng và đau nhức ở hậu môn.

Bài 12. Chữa bệnh trĩ bằng lá Ổi (Phan thạch lựu)

 

Để chữa bệnh bằng lá ổi, các bạn áp dụng như sau:

  • Chuẩn bị 200g lá ổi tươi sau đó đem rửa sạch và đun cùng 2 lít nước cùng 1 thìa muối tinh.
  • Khi nước sôi thì đổ ra chậu rồi tiến hành xông hơi hậu môn. Đến khi nước nguội bớt có thể dùng để rửa sạch hậu môn.

Kiên trì áp dụng khoảng 4 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài 13. Chữa bệnh trĩ bằng Nghệ vàng tươi (Khương hoàng – Uất kim).

Sử dụng nghệ tươi giúp khử trùng giảm viêm nhiễm, giảm cảm giác đau búi trĩ và vùng hậu môn.

Để chữa bệnh trĩ bằng nghệ tươi chúng ta thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, rửa nghệ sạch để đảm bảo lại các bụi bẩn.
  • Thái nghệ từng lát rồi giã nát, khi thấy nước cốt nghệ thì dừng.
  • Dùng vải sạch bọc lấy và vắt lọc lấy nước cốt nghệ.
  • Vệ sinh vùng hậu môn và búi trĩ. Sau đó dùng nước cốt nghệ bôi lên, khi khô tiếp tục bôi 2-3 lần.
  • Duy trì 2-3 lần trong một ngày và kéo dài 4-6 tuần để hiệu quả.

Bài 14. Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt.

Theo Đông y, lá lốt là loại lá có tính lạnh, vị cay nồng đem đến tác dụng giảm sưng viêm, cầm máu và hỗ trợ co búi trĩ.

Để thực hiện chữa bệnh trĩ bằng lá lốt các bạn có thể áp dụng theo 2 cách sau đây:

  • Xông hơi bằng lá lốt:Lấy 50gr mỗi loại lá lốt, ngải cứu, cúc tần và nghệ rồi giã nát, đun sôi với nước cùng 1 thìa muối. Dùng xông vùng hậu môn cho đến khi nước hết nóng.
  • Uống nước lá lốt:Dùng 100gr lá lốt rửa sạch, xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt, dùng 2 lần/ngày giúp phục hồi tổn thương niêm mạc hậu môn.

Bài 15. Chữa bệnh trĩ bằng cây Rau má.

Rau má cũng làm giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh trĩ

Rau má mang tính bình, không độc giúp giải nhiệt, lợi sữa chữa các bệnh như tả lỵ, khí hư, thổ huyết. Ngoài ra còn có tác dụng trong điều trị bệnh trĩ.

 

Để chữa bệnh trĩ bằng Rau má nên thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, chuẩn bị rau má, cỏ mực, đậu đen mỗi loại một nắm.
  • Sau đó đem cỏ mực sao cháy, rau má rửa sạch, sao thơm đậu đen rồi đem trộn lẫn và sắc thành nước uống. Sau 2 tuần các triệu chứng bệnh trĩ sẽ thuyên giảm đáng kể.

Bài 16. Chữa bệnh trĩ bằng cây Rau sam. (Mã sỉ hiện)

Cây rau sam có khả năng điều trị bệnh trĩ là do dược liệu mang trong mình tính hàn, vị chua và không có độc. Nhờ đó rau sam có tác dụng giúp thanh mát cơ thể, giải độc và đào thải độc tố.

 

Các bạn thực hiện chữa bệnh trĩ bằng cây rau sam như sau:

  • Trước hết chuẩn bị : 20 gram rau sam tươi, 1 thìa muối hạt.
  • Cho rau sam vào nồi cùng với 1 lít nước lọc. Thực hiện đun sôi dược liệu trong 10 phút để những tinh chất có thể tiết ra
  • Thêm vào nồi khoảng 5 gram muối hạt và đun sôi thêm 5 phút. Việc sử dụng muối hạt sẽ giúp người bệnh làm tăng khả năng diệt khuẩn.

Người bệnh thực hiện xông trong 30 phút hoặc xông cho đến khi lượng nước trong nồi nguội dần và không còn bóc hơi. Khi nước nguội, người bệnh thực hiện ngâm và rửa hậu môn thêm 10 phút. Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày sẽ khiến bệnh trĩ được thuyên giảm.

  1. Lưu ý khi dùng cây thuốc nam chữa bệnh trĩ

Một số lưu ý cần nhớ khi dử dụng cây thuốc nam chữa bệnh trĩ

  • Các cây thuốc nam chỉ có tác dụng đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ. Với những người đã mắc bệnh trĩ lâu năm hoặc bệnh tình quá nặng thì hầu như các bài thuốc từ  đều không mang lại hiệu quả.
  • Dù mang lại hiệu quả với những trường hợp nhẹ nhưng cần phải thực hiện kiên trì và đều đặn mới thấy được kết quả mà những bài thuốc này mang lại.
  • Người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý trong quá trình sử dụng để chữa trị.
  • Có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc từ cây thuốc nam.
DMCA.com Protection Status