Bác sĩ phục hồi chức năng là gì? Công việc chi tiết?
Logo

Bác sĩ phục hồi chức năng là gì? Chi tiết công việc của bác sĩ phục hồi

Lượt xem: 31 Ngày đăng: 09/05/2025

Rate this post

Tại Việt Nam, ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhờ nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao. Vì vậy, nhiều người quan tâm đến chức danh bác sĩ phục hồi chức năng là gì để theo đuổi ngành học tiềm năng này. Cùng trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh tìm hiểu rõ hơn về công việc bác sĩ phục hồi qua bài viết dưới đây.

1. Bác sĩ phục hồi chức năng là gì?

Bác sĩ phục hồi chức năng là những chuyên gia được đào tạo định hướng chuyên khoa phục hồi chức năng trở lên. Đồng thời họ phải sở hữu chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật. 

Vai trò của bác sĩ phục hồi chức năng không chỉ khám và chẩn đoán bệnh mà còn lên kế hoạch, chỉ định điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

Bác sĩ phục hồi chức năng là người học chuyên sâu về ngành phục hồi
Bác sĩ phục hồi chức năng là người học chuyên sâu về ngành phục hồi

2. Công việc của bác sĩ phục hồi chức năng

Bác sĩ phục hồi chức năng là một vị trí quan trọng. Đây là người trực tiếp hỗ trợ người bệnh khôi phục chức năng cơ thể, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống. 

2.1. Khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị

Nhiệm vụ đầu tiên của bác sĩ phục hồi chức năng là tiến hành khám bệnh để xác định tình trạng của bệnh nhân. Tiếp theo, các bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ chẩn đoán hiện đại kết hợp với kiểm tra lâm sàng để đảm bảo đánh giá toàn diện và chính xác.

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ phục hồi chức năng sẽ đưa ra kế hoạch, chỉ định điều trị phù hợp với từng giai đoạn bệnh của bệnh nhân. Các chỉ định gồm kỹ thuật vật lý trị liệu và chế độ chăm sóc tổng thể, từ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đến sử dụng thuốc.

2.2. Nhiệm vụ của bác sĩ phục hồi chức năng là gì? Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị

Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ phục hồi chức năng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá sự tiến triển của bệnh nhân qua từng giai đoạn. Từ đó xác định mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị phục hồi đang áp dụng. 

Dựa trên kết quả theo dõi, bác sĩ sẽ điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết để đảm bảo đạt được hiệu quả phục hồi tối ưu, giúp bệnh nhân sớm lấy lại sức khỏe.

Bác sĩ phục hồi chức năng sẽ theo dõi đánh giá để điều chỉnh tiến trình phục hồi
Bác sĩ phục hồi chức năng sẽ theo dõi đánh giá để điều chỉnh tiến trình phục hồi

2.3. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình

Nhiệm vụ thiết yếu của bác sĩ phục hồi chức năng là kết nối thông tin giữa người bệnh và gia đình. Bác sĩ không chỉ giải thích tình trạng bệnh lý mà còn truyền đạt rõ ràng về các mục tiêu, lợi ích và các yêu cầu cần thiết trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, bác sĩ còn đưa ra lời khuyên chi tiết về chế độ ăn uống, sinh hoạt, và các bài tập phục hồi tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị. Việc hướng dẫn này giúp bệnh nhân nâng cao ý chí, cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

2.4. Phối hợp với các phòng ban và bộ phận khác

Bác sĩ phục hồi chức năng phải thường xuyên phối hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra hiệu quả. Họ cần trao đổi thông tin với bác sĩ chuyên khoa khác, điều dưỡng và kỹ thuật viên vật lý trị liệu để xây dựng kế hoạch điều trị toàn diện cho bệnh nhân.

Ngoài ra, bác sĩ phục hồi chức năng còn tham gia các cuộc họp chuyên môn, đóng góp ý kiến để cải thiện quy trình chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân. Việc phối hợp chặt chẽ này giúp đảm bảo bệnh nhân nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ đội ngũ y tế đa ngành.

Bác sĩ phục hồi cần phối hợp với các bộ phận khác để kết quả điều trị đạt tối ưu
Bác sĩ phục hồi cần phối hợp với các bộ phận khác để kết quả điều trị đạt tối ưu

3. Thu nhập của bác sĩ phục hồi chức năng

Bác sĩ phục hồi chức năng là chức danh cao nhất trong các vị trí việc làm của ngành phục hồi. Vậy nên, mức lương cơ bản của bác sĩ phục hồi chức năng sẽ dao động từ 10 – 15 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào trình độ chuyên môn và khu vực làm việc.

Ngoài mức lương chính, các bác sĩ trong lĩnh vực này còn có cơ hội tăng thu nhập thông qua các công việc ngoài giờ hoặc tăng ca. Mức thu nhập của bác sĩ phục hồi chức năng làm thêm trung bình 200 – 300 nghìn đồng/giờ.

4. Học gì để làm bác sĩ phục hồi chức năng?

Để trở thành bác sĩ phục hồi chức năng, bạn cần hoàn thành chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa tại các trường đại học y uy tín. Chương trình này thường kéo dài khoảng 6 năm, nhằm đảm bảo cung cấp kiến thức nền tảng về y học cơ bản và lâm sàng như giải phẫu học, sinh lý học,…. 

Sau khi tốt nghiệp ngành Y đa khoa, bạn cần tham gia chương trình đào tạo định hướng chuyên khoa phục hồi chức năng. Trong quá trình này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về vật lý trị liệu, kỹ thuật phục hồi chức năng và cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ y tế. 

Để hành nghề hợp pháp, bác sĩ phục hồi chức năng cần đạt được chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế cấp. Điều này đòi hỏi bạn phải có đủ số giờ thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế theo quy định. 

Bác sĩ phục hồi chức năng phải đạt chứng chỉ hành nghề theo quy định
Bác sĩ phục hồi chức năng phải đạt chứng chỉ hành nghề theo quy định

Ngoài ra, bác sĩ phục hồi chức năng có thể tiếp tục học thêm các chương trình chuyên khoa cấp I, cấp II để mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực phục hồi chức năng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về bác sĩ phục hồi chức năng là gì và những công việc cụ. Để trở thành bác sĩ phục hồi chức năng cần mất nhiều thời gian học và thực hành tích lũy kinh nghiệm. Hy vọng bạn sẽ có định hướng phù hợp cho bản thân trong ngành học này.

DMCA.com Protection Status