Chi tiết về kỹ thuật tiêm truyền điều dưỡng và lưu ý quan trọng
Logo

Chi tiết về kỹ thuật tiêm truyền điều dưỡng và những lưu ý quan trọng

Lượt xem: 115 Ngày đăng: 25/03/2024

Rate this post

Tiêm truyền là một trong những kỹ thuật Y tế quan trọng bên cạnh việc sử dụng thuốc ngoài ra, đường uống,… Chính vì vậy, bất kể Điều dưỡng viên, bác sĩ hay nhân viên Y tế nào cũng sẽ được giảng dạy và đào tạo kỹ lưỡng về kỹ thuật này. Hãy cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật tiêm truyền điều dưỡng cũng như những lưu ý quan trọng ngay bây giờ.

1. Tiêm truyền trong Y tế là gì? 

Tiêm truyền là kỹ thuật Y tế nhằm đưa thuốc, chất dinh dưỡng hay dung dịch vào cơ thể bằng kim tiêm nhằm bổ sung hoặc hỗ trợ quá trình khám chữa bệnh. Kỹ thuật này có độ phổ biến cao bởi độ hiệu quả cao hơn hẳn so với trực tiếp uống, bôi ngoài da,… Người thực hiện tiêm truyền có thể là Bác sĩ, Điều dưỡng hay bất kỳ cá nhân nào có chuyên môn, kỹ thuật.

Tiêm truyền là kỹ thuật Y tế nhằm đưa thuốc, dung dịch,... vào trong cơ thể
Tiêm truyền là kỹ thuật Y tế nhằm đưa thuốc, dung dịch,… vào trong cơ thể

2. Tổng hợp các kỹ thuật tiêm truyền Điều dưỡng phổ biến

4 kỹ thuật tiêm truyền phổ biến nhất hiện nay gồm tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch.

2.1 Kỹ thuật tiêm trong da

Kỹ thuật tiêm trong da sẽ đưa thuốc, vắc xin hoặc dung dịch vào lớp thượng bì bên trong da. Vị trí tiêm thường ở cơ Delta hoặc ⅓ mặt trong cẳng tay với kim tiêm cỡ 26-27g, dài từ 0,6-1,3 cm và góc tiêm 15 độ. Thuốc sẽ được hấp thụ dần vào máu và gây ra tác dụng một cách từ từ nên tiêm trong da được chỉ định với các trường hợp như:

  • Tiến hành tiêm vắc xin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh.
  • Tạo phản ứng của một số loại thuốc, kháng sinh dễ gây sốc phản vệ trước khi đưa vào cơ thể như penicillin, streptomycin,… 
  • Thử phản ứng của huyết thanh như kháng uốn ván, kháng nọc rắn,…
  • Làm phản ứng Mantoux để phát hiện trường hợp nhiễm trực khuẩn lao M.tuberculosis. 

2.2 Kỹ thuật tiêm dưới da

Kỹ thuật tiêm truyền Điều dưỡng tiếp theo là tiêm dưới da hay chính là tiêm thuốc, dung dịch vào vào các tổ chức mô liên kết dưới da của bệnh nhân. Vị trí thường sử dụng phương pháp này là bụng dưới, mặt ngoài đùi trên và hai bên bả vai. Các trường hợp được chỉ định với tiêm dưới da thường là:

  • Gây tê một bộ phận cho bệnh nhân.
  • Tiêm Insulin.
  • Tiêm vắc xin và điều trị toàn thân cho người bệnh. 
Kim tiêm sẽ được đâm tạo thành góc tương ứng với vị trí lựa chọn
Kim tiêm sẽ được đâm tạo thành góc tương ứng với vị trí lựa chọn

Kim tiêm được sử dụng thường sử dụng kim tiêm cỡ 25g và dài khoảng 1-1,6 cm. Góc tiêm sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào bệnh nhân và thường là góc khoảng 45 độ so với bề mặt da. Tuy nhiên, phương pháp này sử dụng lượng thuốc tương đối ít và không thể tiêm cùng một vị trí.

2.3 Kỹ thuật tiêm bắp

Tiêm bắp cũng là một kỹ thuật tiêm truyền phổ biến khi đưa trực tiếp thuốc vào trong cơ bắp của bệnh nhân. Những vị trí thường được áp dụng phương pháp này gồm cơ delta, cơ đùi ngoài, cơ bắp sâu, cơ vùng sau ngoài mông và cơ đùi ngoài. Do khả năng phát huy tác dụng nhanh, tiêm bắp thường áp dụng với các trường hợp như:

  • Khi các hình thức đưa thuốc vào cơ thể khác không đạt hiệu quả mong muốn.
  • Dung dịch muốn đưa vào cơ thể là dung dịch đẳng trương (thuốc không thể tiêm tĩnh mạch, thuốc dầu, thuốc gây kích thích, gây tan,…).

Tiêm bắp tương đối đơn giản và bệnh nhân hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Kim tiêm được sử dụng thường là kim cỡ 21-23g và chiều dài từ 2,5-4cm với góc tiêm 90 độ. 

2.4 Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

Kỹ thuật tiêm truyền điều dưỡng cuối cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội muốn giới thiệu tới bạn đọc là kỹ thuật tiêm tĩnh mạch. Đúng như tên gọi của mình, phương pháp này sẽ đưa trực tiếp thuốc, vắc xin hay dung dịch vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Đối tượng được áp dụng tiêm tĩnh mạch là:

  • Bệnh nhân cấp cứu.
  • Bệnh nhân không thể uống thuốc, chuẩn bị mổ hay không hợp tác.
  • Thuốc hoặc dung dịch có tác dụng nhanh.
Tiêm tĩnh mạch sẽ tiêm trực tiếp thuốc vào tĩnh mạch của bệnh nhân
Tiêm tĩnh mạch sẽ tiêm trực tiếp thuốc vào tĩnh mạch của bệnh nhân

Kim tiêm được sử dụng thường là loại cỡ 19-21G và dài từ 2,5-4cm. Góc tiêm sẽ tùy thuộc vào tĩnh mạch được lựa chọn mà dao động từ 30-40 độ. Những vị trí tĩnh mạch thường được chỉ định sẽ có kích thước to, ít di động và xa khớp như tĩnh mạch ngoại biên, tĩnh mạch ở các chi,…

Xem thêm: Điều dưỡng lập kế hoạch chăm sóc

Học Điều dưỡng có cần giỏi tiếng Anh không? Lợi thế và lưu ý cụ thể

3. Quy trình kỹ thuật tiêm truyền thuốc 

Dưới đây là quy trình kỹ thuật tiêm truyền thuốc Điều dưỡng do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh tổng hợp mà bạn đọc có thể tham khảo.

3.1 Chuẩn bị về thể chất và tinh thần của bệnh nhân

Trước khi tiến hành tiêm truyền cho bệnh nhân, việc nhận định cũng như chuẩn bị về thể chất và tinh thần là rất quan trọng. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được nhận định qua một số tiêu chí như:

  • Tuổi tác, giới tính, tình trạng chung của cơ thể.
  • Các chỉ số quan trọng như huyết áp, chỉ số mỡ, khả năng vận động của cơ thể,…
  • Cơ địa có dị ứng với thuốc hay không.  
  • Đúng người bệnh, đúng tên thuốc, đúng liều dùng, đúng đường tiêm và đúng thời gian. 
Điều dưỡng nhận định tình trạng trước khi thực hiện kỹ thuật tiêm truyền Điều dưỡng
Điều dưỡng nhận định tình trạng trước khi thực hiện kỹ thuật tiêm truyền Điều dưỡng

Sau đó, Điều dưỡng viên sẽ phải đối chiếu các thông tin người bệnh và đưa ra giải thích, hướng dẫn cho người bệnh hiểu để hợp tác. Để quá trình tiêm truyền diễn ra được thuận lợi, bệnh nhân sẽ được đặt vào tư thế nằm hoặc ngồi phù hợp. Với bệnh nhân bệnh nặng, Điều dưỡng hoặc người nhà sẽ trực tiếp hỗ trợ. 

3.2 Chuẩn bị dụng cụ Y tế

Bơm tiêm, kim tiêm và thuốc được sử dụng là 3 yếu tố quan trọng nhất trong quá trình thực hiện kỹ thuật tiêm truyền điều dưỡng. Tùy vào lượng thuốc, phương pháp tiêm hay đối tượng tiêm mà việc chuẩn bị các dụng cụ này cũng cần thay đổi tương ứng. Bên cạnh đó, có một số loại dụng cụ quan trọng khác không thể không kể đến như:

  • Kẹp Kocher có mấu vô khuẩn.
  • Kẹp kocher không mấu.
  • Bông, cốc, bát đựng bông cầu.
  • Thuốc sát khuẩn.
  • Dây caro.
  • Gối nhỏ kê tay.
  • Khay men vô khuẩn đựng bơm kim tiêm.
  • Khay quả đậu hoặc túi giấy.
  • Dao cưa ống thuốc.
  • Phiếu điều trị hoặc đơn thuốc, sổ Y lệnh, hồ sơ bệnh án.
  • Xe tiêm hoặc hộp đựng kim tiêm đã dùng.

3.3 Tiến hành tiêm thuốc

  • Vệ sinh tay sạch sẽ, sát khuẩn và đeo găng tay.
  • Điều dưỡng viên, bác sĩ hoặc cá nhân thực hiện xác định vị trí cần tiêm, sát khuẩn vị trí đó bằng cồn và lau sạch.
  • Tiến hành lấy thuốc hoặc dung dịch ra khỏi lọ, bơm đuổi bọt khí ra ngoài.
  • Căng vùng da tiêm, tiến hành đâm kim tạo thành góc tương ứng với vị trí lựa chọn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Rút kim tiêm theo hướng đâm vào. 
  • Đặt bông gòn khô vào vị trí tiêm và xoa nhẹ nhàng. 
  • Tháo găng tay, vứt kim tiêm hoặc yêu cầu cá nhân hỗ trợ xử lý.
  • Thông báo và giải thích cho bệnh nhân đã tiêm xong. 
  • Hỗ trợ và theo dõi bệnh nhân đề phòng biến chứng.
  • Thu gọn dụng cụ, ghi hồ sơ và kết thúc quy trình.
Tiêm dưới da thường để gây tê, tiêm vắc xin hay tiêm Insulin
Tiêm dưới da thường để gây tê, tiêm vắc xin hay tiêm Insulin

4. Những lưu ý quan trọng khi thực hiện tiêm truyền

Kỹ thuật tiêm truyền điều dưỡng trên thực tế là những kỹ thuật đơn giản mà bất kỳ cá nhân Điều dưỡng, bác sĩ hay Y sĩ đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, cá nhân thực hiện cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo quá trình tiêm truyền đạt hiệu quả tối ưu. 

  • Nhân viên Y tế thực hiện tiêm truyền phải thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu và 5 đúng trong xuyên suốt quá trình tiêm thuốc cho bệnh nhân.
  • Việc lựa chọn thuốc hay phương pháp tiêm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chỉ định từ bác sĩ, tốc độ hấp thu, đối tượng tiêm hay tính chất thuốc.
  • Sau khi tiêm, nhân viên Y tế cần theo dõi các thay đổi hay phản ứng của bệnh nhân đề phòng rủi ro và biến chứng.
  • Nếu xảy ra vấn đề bất thường, người thực hiện cần xử lý kịp thời, thực hiện Y lệnh và báo cho bác sĩ có chuyên môn xử lý.
  • Tiêm truyền nên thực hiện bởi những cá nhân có chuyên môn và chỉ tự thực hiện khi được hướng dẫn cũng như có yêu cầu từ bác sĩ.

Trên đây là nội dung chi tiết xoay quanh kỹ thuật tiêm truyền Điều dưỡng và những lưu ý quan trọng khi thực hiện. Hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ bạn đọc trong học tập, nghiên cứu và làm việc trong thực tế. Theo dõi thêm các trang thông tin dưới đây từ Cao Đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật thêm những kiến thức mới nhất xoay quanh lĩnh vực Y Dược.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

 http:/tuetinh.edu.vn/

 http:/tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

 https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status