Một số công dụng tuyệt vời và cách dùng làm thuốc của quả dâu
Logo

Một số công dụng tuyệt vời của quả dâu

Lượt xem: 877 Ngày đăng: 07/04/2020

Rate this post

Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta, dâu tằm) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen thường chín rộ vào tháng 4, khoảng 3-4 tuần. Quả dâu không chỉ là một loại quả ăn ngon, mà còn giàu chất dinh dưỡng. Đối với Đông Y, thì toàn bộ cây dâu tằm đều là những vị thuốc mang lại lợi ích cho sức khỏe. Quả dâu cung cấp nhiều sắt, canxi, vitamin A,C,E và K, Floate, thiamin, Pyridoxine, Niacin và chất xơ. Dưới đây là một số công dụng Tuyệt vời của quả Dâu Trường Cao Đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội muốn chia sẻ để các bạn tham khảo.

Quả dâu chín trong Đông Y được gọi là Tang thầm có vị chua, tính hàn; vào kinh can, tâm và thận, tác dụng bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng trong các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau lưng mỏi gối, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.

Cách dùng quả dâu làm thuốc

1.Quả dâu trị Bổ huyết, an thần: Dùng trị các chứng huyết hư, đầu nhức, mắt hoa, ít ngủ: tang thầm, nữ trinh tử, hạn liên thảo. Các vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g.

Chỉ khát, sinh tân: trị chứng tân dịch khô, miệng khát.

Tang thầm tươi 20 – 60g. Giã lấy nước quả dâu, hòa vào nước đun sôi để nguội mà uống.

Tang thầm cao: 500g quả dâu chín đen. Cho nước và đun nhiều lần cho hết màu đỏ sẫm. Lọc bỏ bã, cô các nước sắc lại thành cao lỏng (1/1); thêm 400g mật ong. Đun sôi, đóng chai. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 10 – 20ml, chiêu với nước. Dưỡng huyết nhuận táo. Chữa huyết hư, gan thận yếu, lưng gối đau mỏi, các chứng tê do huyết và phong của người già, táo bón.

2.Quả dâu trị Nhuận phế, thông tiện: tang thầm 20g, sinh địa 20g. Sắc với nước, thêm đường hay mật ong cùng uống. Trị chứng tân dịch thiếu sinh, táo bón, huyết hư,.

3.Món ăn – bài thuốc từ quả dâu

– Cao tang thầm: dâu chín nấu dạng cao lỏng (tỷ lệ 1/1), mỗi lần uống 1 – 2 thìa canh, uống với nước sôi. Dùng trong trường hợp râu tóc bạc sớm.

– Rượu dâu: dâu chín 200g, rượu trắng 500ml. Ngâm nửa tháng. Uống sáng, tối mỗi lần 25ml. Dùng trong trường hợp phù nề hai chân do thiểu dưỡng.

Nước sắc tang thầm, toan táo nhân: lấy 20g quả dâu chín khô (hoặc 60g dâu chín tươi), toan táo nhân 15g. Sắc hoặc hãm uống một lần vào buổi tối. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, mất ngủ, quên lẫn.

Nước sắc kỷ tử tang thầm: dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), kỷ tử 15g, sắc hãm, ngày uống 1 lần. Dùng cho các trường hợp mờ mắt, giảm thị lực, râu tóc bạc sớm.

Nước sắc long nhãn, tang thầm: dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), long nhãn 30g, nấu sắc lấy nước đặc cho uống ngày 1 lần. Dùng cho trường hợp thiếu máu, hồi hộp mất ngủ.

Kiêng kỵ: Người đại tiện lỏng không dùng được.

Ngoài ra Dâu tằm có hàm lượng cao vitamin C và flavonoid giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm, ho, cảm lạnh và nhiều bệnh khác. Dâu tằm cũng hỗ trợ trong việc điều trị và ngăn ngừa viêm dạ dày và viêm gan mãn tính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DMCA.com Protection Status