Chi tiết về kỹ thuật tiêm bắp, vị trí cụ thể và lưu ý khi thực hiện
Logo

Chi tiết về kỹ thuật tiêm bắp, vị trí cụ thể và lưu ý khi thực hiện

Lượt xem: 244 Ngày đăng: 20/05/2024

Rate this post

Có lẽ tiêm thuốc không quá xa lạ với bất kể ai trong chúng ta. Ngay từ khi còn bé, chúng ta đã được tiếp xúc với kỹ thuật Y tế này và vẫn thường được thực hiện khi ốm đau, bệnh tật. Trong bài viết này, hãy cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật tiêm bắp, kỹ thuật phổ biến nhất nhằm đưa thuốc hay vắc xin vào cơ thể người bệnh.

1. Tiêm bắp là gì?

Tiêm bắp là một kỹ thuật Y tế nhằm đưa thuốc, vắc xin vào trong cơ thể bằng cách thực hiện tiêm trực tiếp vào cơ bắp của bệnh nhân. Đây là kỹ thuật có độ phổ biến cao và được dịch trực tiếp từ cụm từ An intramuscular (IM) hay tiêm bắp thịt. 

Thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào cơ bắp của bệnh nhân
Thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào cơ bắp của bệnh nhân

Phương pháp này được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể như:

  • Khi các hình thức đưa thuốc vào cơ thể khác không đạt hiệu quả mong muốn.
  • Dung dịch muốn đưa vào cơ thể là dung dịch đẳng trương (thuốc không thể tiêm tĩnh mạch, thuốc dầu, thuốc gây kích thích, gây tan,…).
  • Có thể thực hiện bởi cả bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân.

2. Các vị trí tiêm bắp cụ thể

Để thực hiện kỹ thuật tiêm bắp, việc xác định vị trí tiêm bắp phù hợp là vô cùng quan trọng. Những vị trí thường được lựa chọn gồm cơ delta cánh tay, cơ đùi ngoài, cơ sau mông, cơ vùng sau ngoài mông.

2.1 Cơ delta của cánh tay

Đây là vị trí thường được sử dụng nhiều nhất để thực hiện tiêm các loại vaccine. Vị trí cụ thể của cơ delta có thể xác định bằng cách cảm nhận vùng xương mỏm vai, đặt tay hình chữ V và tạo thành hình tam giác lộn ngược. Vị trí trung tâm của hình tam giác này chính là nơi bác sĩ sẽ tiến hành tiêm bắp.

Mặc dù có thể xác định vị trí này một cách đơn giản nhưng bác sĩ sẽ không khuyến cáo bệnh nhân tự thực hiện. Nguyên nhân bởi nhóm cơ này tương đối nhỏ, thường giới hạn lượng thuốc tiêm và không phù hợp với người quá gầy hay cơ bắp nhỏ.

Bác sĩ không khuyến cáo bệnh nhân tự thực hiện tiêm vào cơ delta
Bác sĩ không khuyến cáo bệnh nhân tự thực hiện tiêm vào cơ delta

2.2 Cơ đùi ngoài

Bạn có thể tự tiêm cơ đùi ngoài hoặc bác sĩ sẽ thực hiện khi không thể tiêm được các vị trí khác. Vị trí cơ đùi ngoài được xác định là phần trên cùng bên ngoài ở vị trí chính giữa nếu chia vùng đùi trên ra làm 3 phần bằng nhau. Vị trí này cũng thường được tiêm cho trẻ dưới 3 tuổi do có thể giữ bé không giãy dụa dễ dàng.

2.3 Cơ vùng sau ngoài mông

Vị trí tiếp theo thường được áp dụng kỹ thuật tiêm bắp là cơ vùng sau ngoài của mông. Do vị trí này không sâu, không gần mạch máu và dây thần kinh nên đây là vị trí an toàn nhất với đối tượng trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn. Tuy nhiên, chỉ có bác sĩ và các chuyên viên Y tế đã được đào tạo mới có khả năng thực hiện tiêm tại vị trí này.

Cơ đùi sau ngoài của mông được xác định bằng cách đặt tay lên hông người bệnh với các đầu ngón tay hướng về phía đầu họ. Ngón cái sẽ hướng về vùng háng và đặt ngón trỏ cùng ngón giữa tạo thành hình chữ V. Đây là vị trí mà bác sĩ hay các chuyên viên Y tế sẽ thực hiện kỹ thuật tiêm bắp.

2.4 Cơ sau tại mông

Vị trí này có rất nhiều dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa. Do đó, bác sĩ sẽ không khuyến cáo bệnh nhân tự thực hiện mà cần người có chuyên môn thực hiện.

3. Thực hiện kỹ thuật tiêm bắp có đau hay không?

Trên thực tế, tiêm bắp sẽ gây ra những đau đớn nhất định và mỗi cá nhân sẽ có cảm nhận khác nhau về mức độ đau, khó chịu. Tình trạng này phụ thuộc vào một số yếu tố tiêu biểu dưới đây:

  • Vị trí tiêm bắp: Với mỗi vị trí tiêm bắp, cảm giác đau hay tê nhức sẽ khác nhau.
  • Người thực hiện: Tốc độ thực hiện thao tác tiêm rút, khả năng xác định đúng vị trí, góc nghiêng của kim,… đều ảnh hưởng tới cảm giác khi tiêm bắp.
  • Loại thuốc được sử dụng: Mỗi loại thuốc sẽ có liều lượng, nồng độ, cách thức hấp thụ… khác nhau.
  • Những yếu tố liên quan tới người bệnh: Độ tuổi, tình trạng bệnh lý, tốc độ phục hồi, tình trạng cơ quan trong cơ thể,…
Tiêm bắp sẽ gây ra cơn đau nhất định và mỗi cá nhân sẽ có cảm nhận khác nhau
Tiêm bắp sẽ gây ra cơn đau nhất định và mỗi cá nhân sẽ có cảm nhận khác nhau

4. Quy trình thực hiện kỹ thuật tiêm bắp 

Dưới đây là chi tiết quy trình thực hiện kỹ thuật tiêm bắp do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp.

  • Người thực hiện (Bác sĩ, nhân viên Y tế hoặc bệnh nhân) thực hiện sát khuẩn, rửa sạch tay và đeo găng tay Y tế nếu có.
  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết (Cồn, băng gạc, găng tay Y tế, kim, ống tiêm, thuốc, hộp đựng đồ sắc nhọn).
  • Bệnh nhân sẽ được giải thích quy trình tiêm bắp cũng như các lợi ích, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
  • Xác định đúng vị trí cần tiêm.
  • Làm sạch vị trí tiêm bằng tăm bông hoặc bông gòn đã chuẩn bị trước đó.
  • Lấy thuốc ra khỏi lọ với các thao tác kéo pít tông và kiểm tra áp suất, tình trạng thuốc, kim tiêm,…
  • Thực hiện tiêm bắp chậm để thuốc có thời gian lấp đầy vào cơ, thường trong khoảng 1ml/10 giây.
  • Rút kim nhanh chóng cùng góc với lúc đâm vào.
  • Vệ sinh vùng da sau khi tiêm với một miếng gạc và có thể xoa bóp nhẹ nhàng hoặc đè nén trong 30 giây.
  • Xử lý kim tiêm bằng cách vứt vào hộp đựng kim tiêm.
  • Cho người bệnh nghỉ ngơi và theo dõi phản ứng của cơ thể.
Bệnh nhân sẽ được theo dõi tình hình cơ thể sau khi tiêm
Bệnh nhân sẽ được theo dõi tình hình cơ thể sau khi tiêm

5. Lưu ý quan trọng khi thực hiện tiêm bắp

Để thực hiện kỹ thuật tiêm bắp một cách an toàn và đảm bảo, người thực hiện cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.

5.1 Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Thuốc được thực hiện tiêm phải là dung dịch đẳng trương với môi trường nồng độ chất tan bằng với môi trường nội bào. Do đó, một số loại thuốc được chống chỉ định có thể kể đến như calci clorua, ouabain,… Bên cạnh đó, đối tượng tiêm bắp, tình trạng bệnh nhân, vị trí thực hiện,… cũng cần được xem xét thật kỹ lưỡng.

Thuốc được thực hiện tiêm phải là dung dịch đẳng trương
Thuốc được thực hiện tiêm phải là dung dịch đẳng trương

5.2 Lựa chọn ống tiêm phù hợp

Loại kim tiêm bắp phải có độ dài vừa đủ với phần cơ để không làm ảnh hưởng dây thần kinh, mạch máu. Kim thường có độ dài 2,54-3,81cm và nhỏ hơn với trẻ em. Những thông tin này cần được đào tạo kỹ lưỡng và xác định thông qua các yếu tố như cân nặng, độ tuổi, hàm lượng, loại thuốc. Một số loại kim phổ biến có thể kể đến như:

  • 14G (màu cam): Dùng trong cấp cứu chấn thương nặng.
  • 16G (màu xám): Dùng trong chấn thương, phẫu thuật, truyền nhiều loại dịch truyền và lượng dịch lớn.
  • 18G (màu xanh lá): Để truyền máu, truyền lượng dịch lớn.
  • 20G (màu hồng): Dùng trong bơm thuốc, truyền dịch…
  • 22G (màu xanh dương): Dùng cho người bệnh hóa trị, tĩnh mạch nhỏ, người lớn tuổi hoặc trẻ em.
  • 24G (màu vàng): Dùng cho người bệnh tĩnh mạch nhỏ và mỏng.

5.3 Một số rủi ro và cách xử lý

Khi thực hiện kỹ thuật tiêm bắp, người bệnh cũng như người thực hiện cần theo dõi cũng như đưa ra phương án xử lý nếu xảy ra biến chứng. Một số nguy cơ tiêu biểu có thể kể đến như cong gãy kim, đâm vào dân thần kinh, tắc mạch, áp xe, tổn thương da, sốc phản vệ,… Tùy vào tình trạng gặp phải mà sẽ có cách xử lý khác nhau.

Tình trạngCách đề phòng, xử lý
Gãy kim tiêmGiữ người bệnh, động viên, giải thích.
Đâm vào dây thần kinh hông toXác định đúng góc tiêm, vị trí tiêm.
Tắc mạchThông báo bác sĩ, thực hiện Y lệnh.
Áp xe nhiễm khuẩnChườm nóng, chích áp xe nếu cần
Sốc thuốcTiêm thuốc chậm, theo dõi người bệnh, ngừng tiêm và báo bác sĩ nếu cần thiết.
Nếu xảy ra biến chứng, bệnh nhân cần được hỗ trợ và xử lý kịp thời
Nếu xảy ra biến chứng, bệnh nhân cần được hỗ trợ và xử lý kịp thời

Trên đây là những nội dung quan trọng xoay quanh chủ đề kỹ thuật tiêm bắp. Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu, hãy ưu tiên thực hiện những kỹ thuật này tại các cơ sở Y tế uy tín, đảm bảo. Theo dõi các trang thông tin dưới đây từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật thêm những kiến thức mới nhất xoay quanh lĩnh vực Y Dược.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

 http://tuetinh.edu.vn/

 http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

 https://facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status